"Tam Quốc diễn nghĩa” và những điển tích nổi tiếng đã được La Quán Trung như thế nào?

Tiến Zeus  - Theo Helino | 22/02/2019 05:00 PM

Giống như bao tác phẩm văn học nổi tiếng khác, "Tam Quốc diễn nghĩa" đã được La Quán Trung đưa vào một số tình tiết, giai thoại hư cấu để thêm phần hấp dẫn và mang tính hoa mỹ hơn.

"Tam Quốc diễn nghĩa" là một tác phẩm văn học xuất sắc của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Ở đó, chúng ta có thể hiểu hơn về lịch sử Trung Hoa thời tam quốc phân tranh. Tuy nhiên, giống như bao tác phẩm văn học nổi tiếng khác, "Tam Quốc diễn nghĩa" đã được La Quán Trung đưa vào một số tình tiết, giai thoại hư cấu để thêm phần hấp dẫn và mang tính hoa mỹ hơn. Vậy sự thật trong chính sử của những sự kiện đó là gì?

Kết nghĩa vườn đào

Tam Quốc diễn nghĩa” và những điển tích nổi tiếng đã được La Quán Trung như thế nào? - Ảnh 1.

Lưu – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào là điển tích nổi tiếng của "Tam Quốc diễn nghĩa". Chuyện bắt đầu khi Lưu Bị thấy gã bán thịt heo Trương Phi đang thách thức tài năng của Quan Vũ. Chứng kiến hai vị anh tài này phô diễn khả năng, Lưu Bị đã thầm khâm phục và ngỏ ý muốn kết bái huynh đệ. Và thế là điển tích Lưu – Quan – Trương bắt đầu từ đây.

Thế nhưng theo chính sử thì không hề có bất cứ ghi chép nào về việc kết nghĩa vườn đào. Người ta chỉ nói rằng, khi gặp được nhau, ba anh em chỉ cùng nhau ngủ chung một giường. Và sau đó, Trương Phi nhận Quan Vũ làm anh.

Ôn tửu trảm Hoa Hùng

Tam Quốc diễn nghĩa” và những điển tích nổi tiếng đã được La Quán Trung như thế nào? - Ảnh 2.

Chém Hoa Hùng khi rượu hãy còn nóng là một điển tích ca ngợi tài năng của Quan Vũ. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" được cho là thuật lại chiến công đầu tay của Quan Vân Trường. Lúc đó, ba anh em nhà Lưu – Quan – Trương cùng nhau gia nhập 18 lộ chư hầu, dưới trướng của Công Tôn Toán. Bị quân chư hầu Quan Đông bao vây, Đổng Trác lệnh Hiệu úy kiêu kỵ Hoa Hùng ra nghênh chiến và chém lien tiếp 2 tướng. Trong khi các chư hầu đang hoang mang lo sợ thì Quan Vũ dõng dạc bước ra nói:"Xin hãy để tiểu tướng đi lấy đầu Hoa Hùng." Trong các viên tướng, chỉ có Tào Tháo là ủng hộ việc Quan Vũ xuất trận, và mời một chén rượu. Quan Vũ đáp: "Rượu đã rót, Quan mỗ sẽ trở lại ngay". Không lâu sau đó, Quan Vũ quay lại với cái đầu Hoa Hùng cầm trên tay. Chén rượu của Tào Tháo vẫn còn ấm, vì vậy mới có tích Quan Công "ôn tửu trảm Hoa Hùng".

Tuy nhiên, theo sử sách, không hề có chuyện Quan Vũ chém Hoa Hùng. Người giết Hiệu úy kiêu kỵ của Đổng Trác chính là tướng tiên phong Tôn Kiên của quân Quan Đông.

Trình Dục theo lệnh Tào Tháo giả mẹ Từ Thứ viết thư cầu cứu

Tam Quốc diễn nghĩa” và những điển tích nổi tiếng đã được La Quán Trung như thế nào? - Ảnh 3.

Từ Thứ là một nhân sĩ tài năng bậc nhất thời Tam quốc. Nhờ vào con mắt nhìn người tinh tường của mình, Tào Tháo tất nhiên nhận ra được điều này. Tiếc thay, chưa kịp ngỏ lời thì Từ Thứ đã đầu quân cho kẻ thù Lưu Bị. Quá uất ức, Tào Tháo một mặt lệnh cho quân sĩ đi bắt mẹ Từ Thứ về, một mặt sai Trình Dục giả mẹ Từ Thứ soạn một bức thư cầu cứu. Ngay sau đó, bằng tấm lòng hiếu thuận của mình, Từ Thứ đã không thể làm ngơ, mặc dù bán tín bán nghi và được Lưu Bị nhắc nhở. Từ Thứ lập tức cuốn gói rời nước Thục để cứu mẹ.

Trên thực tế, câu chuyện này hoàn toàn do La Quán Trung hư cấu nên để ca ngợi Từ Thứ và "dìm" Tào Tháo. Mẹ Từ Thứ bị Tháo bắt là có thật, nhưng chuyện Tháo sai Trình Dục viết thư là chi tiết hư cấu. Sử sách có ghi, chính mẹ của Từ Thứ là người đã soạn thư để cầu cứu con mình.

Gia Cát Lượng dùng 7 tấc lưỡi trổ tài hùng biện với quan thần Đông Ngô

Tam Quốc diễn nghĩa” và những điển tích nổi tiếng đã được La Quán Trung như thế nào? - Ảnh 4.

Gia Cát Khổng Minh là kỳ tài kiệt xuất của nhà Thục nói riêng và Trung Quốc nói chung. Khi nước Thục vừa mới chớm vực dậy, Khổng Minh đề nghị Lưu Bị cho phép ông sang Đông Ngô để đề nghị liên minh đánh Tào. Khi ông vừa đặt chân sang nước Ngô, tất cả các quan nho ở Đông Ngô tỏ vẻ ý nghi ngờ và muốn thử tài y. Với tài hung biện xuất sắc của mình, Khổng Minh đã làm cho các quan thần Đông ngô một phen bẽ mặt. Từ đó, không một ai dám coi thường nước Thục cũng như Gia Cát Lượng nữa. Liên minh Thục – Ngô cũng từ đó mà thành lập.

Theo chính sử, không hề có chuyện Gia Cát Lượng đối đáp với quần nho Đông Ngô. Thực tế, Gia Cát Lượng sang Đông Ngô chỉ để đề nghị liên minh và hoàn toàn không có một màn đối đáp nào.

Khổng Minh cầu gió đông

Tam Quốc diễn nghĩa” và những điển tích nổi tiếng đã được La Quán Trung như thế nào? - Ảnh 5.

Trong trận Xích Bích nổi tiếng, khi Chu Du đã bày mưu dùng hỏa chiến để đánh với Tào Tháo thì bất lợi do thời tiết lại nảy sinh. Gió khi đó đột nhiên đổi hướng ngược lại, khiến quân của liên minh Thục – Ngô hứng chịu bất lợi. Khi ấy, Khổng Minh ngay lập tức lập đàn cầu gió đông để đổi hướng gió lại như cũ.

Đây là một chi tiết hư cấu rõ ràng của La Quán Trung viết nên để ca ngợi Gia Cát Lượng. Trên thực tế, không hề có chuyện Khổng Minh lập đàn cầu gió đông.

"Trời sinh Du, sao còn sinh Lượng?"

Tam Quốc diễn nghĩa” và những điển tích nổi tiếng đã được La Quán Trung như thế nào? - Ảnh 6.

Cặp kỳ phùng địch thủ Du – Lượng có rất nhiều điển tích nổi tiếng trong "Tam Quốc diễn nghĩa". Theo La Quán Trung, Chu Du sinh thời cực kỳ ghen tức với tài năng của Gia Cát Lượng nên năm lần bảy lượt bày mưu để hạ bệ. Tuy nhiên, lần nào y cũng bị Khổng Minh qua mặt và thậm chí bị chọc tức ngược lại. Trong một lần như thế, Chu Du đã uất ức đến nỗi sinh bệnh mà chết. Ngay trước khi qua đời, Chu Du đã ngước mặt lên trời mà than thở:"Trời sinh Du, sao còn sinh Lượng?".

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một điển tích mà La Quán Trung hư cấu nên để đề cao Khổng Minh. Theo chính sử, Chu Du mất là do ốm và không hề có chuyện Chu Du ghen tức và than thở gì với Gia Cát Lượng.