Một số nhầm lẫn thường gặp về lương của các họa sĩ vẽ anime (P.3)

AR2D Team  - Theo Nhịp Sống Việt | 05/02/2020 03:00 PM

Có thể bạn chưa biết: Lương họa sĩ còn thấp hơn cả… nhân viên KFC?

3. Tình trạng "lương họa sĩ" có gây sụp đổ ngành công nghiệp? Không!

Bởi vì đơn giản là nếu chỉ vấn đề này mà khiến ngành công nghiệp anime sụp đổ thì nó đã sụp đổ từ lâu rồi, không đợi đến bây giờ đâu.

Một số nhầm lẫn thường gặp về lương của các họa sĩ vẽ anime (P.3) - Ảnh 1.

Nhiều bạn do các thông tin về các họa sĩ của Madhouse làm quá giờ đến nỗi phải nhập viện hay họa sĩ tha phiền ở trên mạng rằng không được trả lương gần đây mà nghĩ rằng tình trạng này mới xuất hiện hay ngày càng nghiêm trọng.

Một số nhầm lẫn thường gặp về lương của các họa sĩ vẽ anime (P.3) - Ảnh 2.

Osamu Tezuka

Một số nhầm lẫn thường gặp về lương của các họa sĩ vẽ anime (P.3) - Ảnh 3.

Producer huyền thoại Masao Maruyama kể rằng quá trình sản xuất những bộ anime dài tập đầu tiên tại studio Mushi production được thành lập từ tiền túi của Tezuka-san là vô cùng khó khăn, và ông lúc đó là 1 sinh viên mới ra trường còn chẳng hiểu rõ về công việc mà mình làm nữa kìa.

Thế như nhờ lòng đam mê, nhiệt huyết mà Tezuka-san truyền cho mà ông vẫn theo Mushi production cho đến khi studio này tan rã vào năm 1972 và sau đó vẫn tiếp tục cống hiến cho ngành công nghiệp anime cho đến ngày nay sau hơn 50 năm.

Mặc cho những vụ việc trên, ngành công nghiệp vẫn tồn tại và đang phát triển sau hơn 50 năm. Do đó, khẳng định rằng chỉ vấn đề này sẽ gây sụp đổ ngành công nghiệp là hoàn toàn không có căn cứ.

4. Việc ủng hộ anime bản quyền, mua đĩa bluray,… sẽ giúp giải quyết tình trạng "lương họa sĩ thấp"? Không!

Như đã có nhấn mạnh ở mục 1, cốt lõi của vấn đề lương họa sĩ không phải là vì ngành công nghiệp nghèo nàn, không có lợi nhuận thực sự là tình trạng không công bằng, chênh lệch mức lương quá lớn giữa các vị trí.

Cho nên nếu ta cứ nghĩ rằng mua càng nhiều anime, manga càng tốt để ủng hộ thì cũng chẳng giải quyết được nhiều đâu.

Bởi vì cho dù doanh thu, lợi nhuận của ngành công nghiệp có tăng lên thì phần lớn lợi nhuận đó cũng sẽ chỉ chảy về túi của những giám đốc các công ty phân phối, những người có chức vụ vai trò lớn trong dự án anime, chứ các họa sĩ thông thường hưởng lợi từ lợi nhuận trên sẽ rất ít.

Với suy nghĩ mua anime, manga chỉ vì tội nghiệp cho các họa sĩ, như kiểu làm từ thiện kia thì mình nghĩ là không đúng lắm.

Một số nhầm lẫn thường gặp về lương của các họa sĩ vẽ anime (P.3) - Ảnh 4.

Vấn đề "lương họa sĩ" để được giải quyết tốt thì thực sự hoàn toàn phải phụ thuộc vào những người trong ngành và chính quyền Nhật, chứ về mặt khán giả của chúng ta đáng tiếc là không thể làm gì được đâu. Hiện tại một số studio đã nhận thức ra những hệ quả của vấn đề này bời vì nếu cứ giữ đồng lương vẫn cứ ít ỏi thì ngành công nghiệp sẽ không thu hút được nhân công dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng hơn.

Do đó, không phải chỉ 1 mà nhiều studio đang có những bước đi nhằm cải thiện điều kiện làm việc của các họa sĩ, mới có thể khiến họ cống hiến lâu dài cho ngành công nghiệp này được.

Một số nhầm lẫn thường gặp về lương của các họa sĩ vẽ anime (P.3) - Ảnh 5.

Chính phủ Nhật Bản vẫn rất chú trọng đến sự phát triển của ngành công nghiệp anime như là một phương tiện chính để giới thiệu văn hóa nước nhật thời hiện đại và thu hút du lịch, nên ta hy vọng rằng sẽ có những chính sách thiết thực giúp cải thiện đáng kể thực trạng này trong tương lai.

Bạn đọc có thể thảo luận về Kimetsu no Yaiba cũng như tác phẩm manga - anime khác tại ĐÂY.

Xem thêm:

anime

họa sĩ