4 minh chứng cho thấy các công ty game nước ngoài rất quan tâm và yêu quý người chơi

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 23/02/2017 06:20 PM

Đôi khi một cộng đồng game to lớn có thể cảm thấy rằng các công ty đang không quan tâm đến họ, những fan hâm mộ trung thành, một cách đúng mực.

Đôi khi một cộng đồng game to lớn có thể cảm thấy rằng các công ty đang không quan tâm đến họ, những fan hâm mộ trung thành, một cách đúng mực. Nếu không có chúng ta, những người chơi, những khách hàng tiêu thụ sản phẩm, ngành công nghiệp game sẽ sụp đổ và vì lẽ đó thì tốt nhất là các nhà phát triển nên thể hiện rằng họ không phải người xấu trong mắt chúng ta.

Trên thực tế, các nhà phát triển/ phát hành cũng rất biết lắng nghe và có cố gắng làm vừa lòng bộ phận của mình. Không có công ty nào là hoàn hảo, và cũng không phải người chơi nào cũng là một khách hàng tuyệt vời, nhưng dưới đây là những ví dụ cho thấy rằng các công ty game thực sự yêu mến những “thượng đế” của mình một cách chân thành.

Nintendo – Giải thích tình trạng của nhân vật Wario

Hình ảnh trên đây là một lá thư của Nintendo gửi tới một fan hâm mộ sau khi nhận được thắc mắc rằng tại sao nhân vật Wario lại không góp mặt trong sản phẩm “Super Smash Bros. Melee” ở năm 2001/2002.

Tất nhiên, Nintendo hoàn toàn có thể bỏ qua một lá thứ kiểu này, hoặc trả lời theo một cách hết sức máy móc theo đúng khuôn mẫu. Nhưng họ đã không hề làm vậy và tận tình giải thích lí do một cách vui vẻ và cũng rất chân thực rằng: “Đôi khi Wario sẽ mất tích một thời gian khá lâu, thường là để thực hiện series game của riêng mình.” Kèm theo đó là một lời hứa hẹn rằng họ sẽ đưa Wario vào các phiên bản sau này và họ đã làm đúng như thế.

Square Enix – Phát hành “Dragon Quest” vào cuối tuần

Có lẽ mọi game thủ chân chính đều đã từng trải qua chuyện giả vờ xin nghỉ học hoặc nghỉ làm để nằm nhà thưởng thức một tựa game mới đúng ngày nó được phát hành. Chắc chắn không ít người chơi vẫn hậm hực rằng tại sao game cứ phát hành vào ngày trong tuần chứ không là một ngày nghỉ cuối tuần.

Hiểu được tâm lý này, Square Enix tự đưa ra một nguyên tắc bất thành văn là chỉ phát hành các bản game “Dragon Quest” vào kỳ nghỉ cuối tuần. Mặc dù quyết định này chỉ được thực hiện bởi vì có quá nhiều người ở Nhật Bản xin nghỉ để chơi mỗi khi có một bản mới, nhưng dù sao đó cũng là một hành động thể hiện sự quan tâm tới bộ phận fan của mình.

Blizzard – Rất nhiều sự tri ân trong “World of Warcraft”

Blizzard nổi tiếng là một nhà phát triển biết lắng nghe và rất quan tâm tới lượng fan hâm mộ đông đảo của mình. Một trong những sản phẩm có nhiều sự tri ân rõ ràng chính là “World of Warcraft”, một MMO đã hơn 10 năm tuổi. Nếu để ý bạn có thấy rằng không ít NPC hay tên một địa điểm nào đó trong game đã được đặt theo tên của người chơi thật, nhân viên Blizzard và cả những người nổi tiếng đáng mến.

Một trong những sự tri ân nổi tiếng và ý nghĩa nhất phải kể đến địa điểm Owen's Wishing Well ở khu vực Jade Forest. Cụ thể là trước khi cậu thanh niên 16 tuổi mang tên Brian “Owen” Wicks qua đời, cậu ta đã có cơ hội làm việc với Blizzard tại trụ sở của họ nhờ quỹ từ thiện Make-A-Wish Foundation và cùng nhau họ đã tạo nên cái giếng ở hình trên.

Trion Worlds – Giúp đỡ người chơi trong “Trove”

Sau khi phát hiện ra một người chơi “Trove” đang trải qua một giai đoạn khó khăn ở ngoài đời thực, đội ngũ phát triển ở Trion Worlds đã quyết định gửi tới anh ta một gói hàng nhỏ để giúp đỡ.

Cụ thể là một người chơi có biệt danh “Ziedus” đã bị chấn thương ở tay khi làm việc, khiến anh ta chỉ nhận được một nửa lương trong quá trình nghỉ điều trị. Anh ta không thể chơi “Trove” một cách bình thường với chỉ duy nhất một bàn tay hoạt động, và cũng không có đủ tiền để một con chuột tử tế để giúp trải nghiệm được tiện lợi hơn. Hơn nữa, anh ấy còn có một đứa con chuẩn bị chào đời nữa.

May mắn thay, gói hàng gửi tới cho “Ziedus” từ Trion Worlds có chứa voucher trị giá 100 bảng Anh trên Amazon để mua một con chuột gaming, kèm theo một số mã khuyến mại trong “Trove” và cả một tấm thiếp chúc sớm mạnh khỏe của đội ngũ phát triển nữa.

Theo Creators